-
Học phí
+ Giá học phí B11, B2: 21.990.000đ nếu học trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 6), ngày giờ học theo lịch học viên đăng ký
+ Giá học phí C: 23.490.000đ
+ Nếu học viên học cuối tuần (thứ 7 và chủ nhật) sẽ phụ thu thêm 2.000.000đ
-
Quá trình đào tạo
- Học viên được phát giáo trình miễn phí và tham gia lớp học lý thuyết trực tiếp:
+ Lớp học lý thuyết (sử dụng giáo trình 600 câu hỏi và phần mô phỏng)
+ Thực hành trên máy tính.
+ Quá trình học lý thuyết bắt đầu vào ngày Khai Giảng. Ngày học lý thuyết cuối cùng sẽ thi kết thúc khóa học lý thuyết (hình thức trắc nghiệm). Phải tham gia học lý thuyết và thi kết thúc khóa học lý thuyết mới được học thực hành.
- Sẽ được học cabin, phần bắt buộc mới của năm 2023:
+ Phần này bắt buộc phải học nhưng không thi (bắt buộc học 3 giờ - 8 bài học) – diễn ra trong thời gian học DAT
- Về phần thực hành học viên sẽ được:
+ học các kỹ năng lái xe cơ bản (quẹo trái, phải, qua dốc cầu, ghép dọc, ghép ngang, tăng tốc,....). Sẽ chia thành 2 phần học: Thô 1 – dự kiến bắt đầu học sau khi thi kết thúc khóa học lý thuyết khoảng 3 tuần. Thô 2 – học sau quá trình học DAT, chuẩn bị ôn lại các kỹ năng cho học viên trước khi thi sát hạch.
+ học trên đường giao thông thực tế (còn gọi là học DAT) - (học viên sẽ được chạy 710 km/20 giờ (hạng B11) hoặc 810 km/25 giờ (Hạng B2), có giáo viên bảo trợ tay lái kế bên, camera ghi nhận cả quá trình học truyền cho Cục Đường bộ VN - Bộ GTVT kiểm tra, trong đó có học 4 giờ ban đên để xử lý các tình huống khi lái xe đêm, và 3 giờ xe B11 để có thêm kiến thức).
-
Học phí không bao gồm:
+ Khám sức khỏe - Học viên có thể khám tại các bệnh viện đủ điều kiện tại Thành phố hoặc theo lịch của Trung tâm
+ Giờ ôn xe sát hạch có gắn thiết bị cảm biến: sau khi hoàn thành khóa học, học viên muốn trải nghiệm thi thử trên xe và sân thi sát hạch để tự đánh giá năng lực bản thân, yếu kỹ năng nào, khả năng đậu bao nhiêu %, ..... thì sẽ mua giờ ôn theo như cầu. Giá hiện tại là 500-550 ngàn đồng/1 giờ (Theo niêm yết của Trung tâm Sát hạch). Dự kiến thi thử được 3 lần/giờ.
+ Phụ thu giờ học quá thời gian DAT quy định - Học viên đã học hết số giờ DAT trong gói học phí nhưng chưa đạt đủ điều kiện về số km quãng đường quy định thì cần phải mua thêm giờ dạy DAT.
-
Học phí được chia tối đa 2 lần đóng
+ lần 1: thời điểm nộp hồ sơ - tối thiểu 10 triệu đồng
+ lần 2: đóng trước khi học thực hành có DAT - số học phí còn lại
CÂU HỎI CHUNG
1. Hồ sơ tham gia khóa học lái xe ô tô gồm những gì?
- CMND photo cả 2 mặt
- 8 ảnh 3×4 (áo có cổ, không đeo kính)
- Mẫu đăng ký khoá học đã hoàn tất
2. Tôi quá bận và có thể tự chọn giờ học cho mình hay không?
Bất cứ khi nào học viên cầm thẻ thực hành đến, trung tâm sẽ sắp xếp thầy và xe để tập ngay, kể cả ngày cuối tuần.
3. Trung tâm thu những loại phí gì? Có thêm chi phí trong quá trình học hay không?
Học viên chỉ cần đóng học phí học lái xe một lần (không có chi phí phát sinh), học phí này bao gồm phí hồ sơ, lệ phí học lý thuyết, lệ phí học thực hành, tiền xăng xe và bồi dưỡng cho giáo viên.
4. Các loại bằng lái được phân loại như thế nào? Thế nào là B2, C?
Căn cứ theo quy định về phân loại bằng lái trong luật giao thông đường bộ Việt Nam điều 59:
Hạng B2: thời hạn 10 năm, dành cho người điều khiển xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.
Hạng C: thời hạn 05 năm, dành cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho hạng B2.
5. Điều kiện để “đậu” qua kỳ thi sát hạch là gì?
Trong bộ 600 câu hỏi lý thuyết đã học, đề thi sẽ rút ra 30 câu và học viên cần trả lời đúng 26 câu.
Về phần thực hành, học viên cần đạt 80/100 điểm cho 10 bài thi sa hình.
HẠNG A1 - A2
1. Hồ sơ thi bằng lái xe máy gồm những gì?
Thi bằng lái xe máy cần những gì? Để đăng ký thi sát hạch bằng lái xe máy do Bộ giao thông tổ chức, cần chuẩn bị các hồ sơ thi bằng lái xe máy có liên quan sau:
- 4 ảnh thẻ 3×4, lấy cả vai đến khuỷu tay, phông nền ảnh màu xanh dương.
- Giấy chứng minh hoặc căn cước công dân photo và được công chứng.
- Giấy khám sức khỏe đủ điều kiện tham gia thi bằng lái xe A1 hoặc A2.
- Đơn đăng ký thi bằng lái xe.
Nếu đối tượng dự thi đã có bằng lái xe ô tô chỉ phải thi phần thực hành và được miễn thi lý thuyết.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, công dân có thể nộp hồ sơ đăng ký tại các trung tâm hoặc các cơ sở tổ chức thi sát hạch, không cần phải mua hồ sơ thi bằng lái xe máy.
2. Bằng lái xe A1 chạy được xe gì?
Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải ngày 15/04/2017 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2017, quy định về việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ được quy định như sau:
Bằng lái xe máy A1 hay còn được gọi là giấy phép lái xe hạng A1 được sở GTVT của các tỉnh cấp cho những người đã vượt qua kỳ thi sát hạch giấy phép lái xe hạng A1.
Giấy phép lái xe hạng A1 là loại giấy phép lái xe được chấp nhận trong điều kiện người lái xe sử dụng phương tiện với dung tích xi lanh đạt từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Đây là loại bằng lái xe xếp hạng cơ bản nhất chỉ dành cho người điều khiển xe 2 bánh và người khuyết tật sử dụng xe 3 bánh.
Hiện tại, bằng lái xe máy A1 được cấp là bằng PET và có mã QR. Những người đã có bằng lái xe ô tô sẽ được không cần thi bài thi sát hạch lý thuyết mà chỉ thi thực hành.
Học viên có thể chọn tích hợp 2 bằng lái xe gồm bằng lái xe máy A1 và bằng lái xe ô tô thành 1 bằng thuận tiện cho việc mang theo.
3. Ngoài A1, A2 còn có các loại bằng lái xe hạng A nào?
Ngoài bằng lái xe máy hạng A1 và A2 thì đối với giấy phép lái xe hạng A còn có giấy phép lái xe hạng A3 và giấy phép lái xe hạng A4.
Bằng lái xe hạng A3: Bằng lái xe hạng A3 bao gồm các phương tiện được phép điều khiển ở 2 loại bằng trên. Đồng thời một khi đã vượt qua điều kiện thi bằng lái xe máy hạng A3, bạn có thể điều khiển các loại xe mô tô 3 bánh khác như xe lam, xe xích lô sử dụng động cơ máy.
Bằng lái xe hạng A4: Được cấp cho những người điều khiển xe máy với trọng tải đạt 1000 kg. Khác với 3 loại giấy phép lái xe ở trên. Bằng lái xe hạng A4 chỉ có thời hạn trong 10 năm. Vậy nên bạn cần phải đi thi lại bằng lái xe sau khi đã hết thời hạn.
4. Mức phạt đối với lỗi hành vi không có bằng xe máy bao nhiêu?
Người điều khiển xe gắn máy có dung tích xi lanh không lớn hơn 50 cm3 không có bằng lái xe khi lưu thông trên đường bị xử phạt từ 600.000 đến 1.000.000 đồng.
Đối với những điều điều khiển xe máy có dung tích xi lanh trên 50 cm3 – dưới 175 cm3 khi điều khiển phương tiện nhưng không có bằng lái xe bị phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng và tạm giữ phương tiện 7 ngày trước khi ra quyết định giữ phạt.
Trường hợp điều khiển phương tiện moto có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên khi lưu thông trên đường không có bằng lái A2 sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đến 4.000.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện 7 ngày trước khi ra quyết định.
Trường hợp có bằng lái nhưng không mang theo sẽ bị xử phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.